Đẹp Từ Thiên Nhiên - Quan niệm này ăn sâu trong đầu chúng ta, từ thời bao cấp mà ai đó mang được mấy cái nồi Liên Xô về là quý lắm. Tất nhiên, xuất xứ của sản phẩm có thể nói lên một phần về giá trị của sản phẩm. Xuất xứ liên quan đến vùng nguyên liệu, đến tiêu chuẩn sản phẩm. Nhưng không thể chỉ dựa vào xuất xứ để đánh giá về sản phẩm.

Thứ nhất, một đất nước không chỉ có một hãng mỹ phẩm. Một đất nước có rất nhiều hãng, chúng khác nhau ở triết lý, ở công thức, ở giá tiền. Không thể 100% mỹ phẩm của một đất nước là tốt hay tệ.

Mỹ phầm ngoại có tốt hơn mỹ phẩm nội?

Thứ hai, da, khí hậu và nhu cầu chăm sóc da của mỗi nơi một khác nhau. Người Phương Tây không có nhiều nhu cầu làm trắng, họ lại thích làm đen da. Người Châu Á thì chuộng làn da trắng sứ. Người Việt Nam dễ nám da hơn người Hàn Quốc do Việt Nam hứng ánh nắng chói chang. Người da màu thì dễ lên sẹo hơn người da trắng. Mỹ phẩm mỗi nơi lại dựa trên những nghiên cứu về đặc điểm đặc trưng của da người nơi đó.

Khí hậu không chỉ quyết định đến nhu cầu chăm sóc da mà còn ảnh hưởng đến cảm giác sử dụng sản phẩm. La Mer (một hãng mỹ phẩm đắt đỏ từ Mỹ) có thể dưỡng ẩm đến mức độ phiền toái trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam. Xà phòng thiên nhiên của Pháp mang về Việt Nam có thể có hiện tượng "chảy nước" rất nhiều. Không chỉ thế, khí hậu cũng ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của vi sinh vật. Một hộp kem Mỹ có ghi "hạn sử dụng trong 6 tháng kể từ ngày bắt đầu dùng sản phẩm", đó là đối với khí hậu khô mát ở Mỹ. Còn mang về Việt Nam, hạn này cần được rút ngắn, vì môi trường Việt Nam thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi.
Trích từ dưỡng da trọn gói.

Xem thêm các bài viết Đẹp Từ Thiên Nhiên tại www.lamdeptuthiennhien.info

Nhận xét

Có thể bạn quan tâm