Đẹp Từ Thiên Nhiên - Bỏng là tổn thương do tác dụng trực tiếp của các yếu tố vật lý (nhiệt, bức xạ, điện…) và hoá học gây ra trên cơ thể. Da là bộ phận thường bị tổn thương nhất khi bị bỏng, kế đến là các lớp sâu dưới ga (cân, cơ, xương, khớp, mạch máu, thần kinh) và một số cơ quan (đường hô hấp, ống tiêu hoá, bộ phận sinh dục)…
Theo YHHĐ, từ ‘Bỏng’ lần đầu tiên được nhắc đến trong tập ‘Corpus Hipocraticum’ của Hipocrate. Từ năm 1938, Wilson đề xuất dùng tên gọi bệnh bỏng.

Các Bài Thuốc Trị BỎNG Bằng Phương Pháp Đông Y Cổ Truyền.

Tại Việt Nam, danh y Tuệ Tĩnh đã phân loại bỏng nước sôi, bỏng lửa và trong ‘Nam Dược Thần Hiệu’ ghi lại 19 phương thuốc trị bỏng đơn giản.
Trong ‘Hành Giản Trân Nhu’ của Hải Thượng Lãn Ông ghi 6 phương thuốc trị bỏng nước sôi, bỏng lửa, bỏng dầu sôi.

Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi bị bỏng chiếm 33-35%, trẻ dưới 16 tuổi chiếm 57-65%.
Đông y gọi là Nãng Thương.

Trên lâm sàng, các sách giáo khoa Đông y phân làm ba loại chính là Thuỷ Nãng (Bỏng nước), Du Nãng (Bỏng do dầu), Thiêu Thương (Bỏng do hơi nóng, lửa…). Bỏng nước nhẹ nhất, bỏng do dầu nặng hơn, còn bỏng lo nhiệt nặng nhất.

Tác Nhân Gây BỎNG
+ Bỏng Do Nhiệt: thường gặp nhất, chiếm 84-93%. Chia thành hai nhóm: Nhóm do nhiệt khô (lửa, tia lửa điện, kim loại nóng chảy…) chiếm 27-32% và nhóm do nhiệt ướt (nước sôi, thức ăn nóng sôi, dầu mỡ sôi, hơi nước nóng…) chiếm 53-61%.

+ Bỏng Do Dòng Điện chia thành hai nhóm: Do luồng nhiệt có hiệu điện thế thông dụng (dưới 1000 volt) và do luồng điện có hiệu điện thế cao (trên 1000 volt). Sét đánh cũng gây bỏng do luồng điện có điện thế cao.

+ Bỏng Do Hoá Chất (2,3-8%): gồm các chấy oxy hoá, chất khử oxy, chất gặm mòn, chất gây độc cho bào tương, chất làm khô, chất làm dộp da. Trên lâm sàng được chia thành hai nhóm: Nhóm Acid acids Sulfuric, Nitrics, Chlohydric…) và nhóm Chất Kiềm (NaOH, KOH, NH4OH…). Bỏng do vôi là loại bỏng vừa do sức nhiệt vừa do chất kiềm (8,5-11,6%)

+ Bỏng Do Bức Xạ: tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Laser…
ngoài ra, còn có bỏng do Nhựa đường, tai nạn giao thông…

Trong bỏng nhiệt, khi mô tế bào bị nóng đến 43o-450C, sự sống của tế bào bị đe doạ. Nếu nóng đến 46-47oC, lượng Adenosin Triphotphat (ATP) giảm 50%. Nếu nóng đến 50oC thì tổn thương còn có thể phục hồi, nóng từ 50-60oC thì các thành phần Protein bị biến thoái, không thể phục hồi. Nếu nóng đến 60- 70oC thì mô tế bào bị hoại tử ngay khi tác nhân nhiệt tiếp xúc. Những vùng gần chỗ bị bỏng xuất hiện các rối loạn tuần hoàn máu và bạch mạch, tạo nên các men tiêu huỷ Protein.

Phân loại
Bỏng được chia làm ba loại:
+ Bỏng độ I: Da đỏ lên, chỉ ảnh hưởng đến lớp da ở nông nhất, vết bỏng lành nhanh nhưng da bị tổn thương có thể tróc ra sau đó vài ngày. Rám nắng được xếp vào loại bỏng độ 1.

+ Bỏng độ 2: Da bị tổn thương sâu hơn, tạo bóng nước. Tuy nhiên một phần chân bì (phần sâu của da) vẫn còn nên da có thể tái tạo lại được. Vì vậy, bỏng độ 2 thường lành, không để lại sẹo, trừ khi diện tích bỏng quá rộng.

+ Bỏng độ 3: Huỷ hoại toàn bộ bề dầy của da. Vùng da bỏng có mầu trắng hoặc cháy sém. Nếu bỏng sâu có thể tới cơ và xương.
Bề sâu của vết bỏng tuy quan trọng cho việc vết bỏng thành sẹo tốt hoặc xấu nhưng chính bề mặt vết bỏng là yếu tố quan trong quyết định việc biến chuyển toàn thân của người bỏng: bề mặt da bị bỏng càng rộng càng nguy hiểm cho tính mạng vì mất nhiều nước và đau nhiều. Bỏng chiếm trên 15% diện tích được coi là bỏng nặng.
Để đánh giá được tỉ lệ diện tích bỏng, cần biết qua cách phân chia diện tích cơ thể:
Đầu mặt cổ: 9%
Thân phía trước : 18%
Thân phía sau: 18%
Chi trên: 9% (mỗi bên)
Chi dưới: 18% (mỗi bên)
Vùng sinh dục: 1%
Tuy nhiên ở trẻ nhỏ có hơi khác:
Trẻ sơ sinh: đầu chiếm 19%. Trẻ một tuổi: đầu chiếm 17%. Như vậy trẻ nhỏ bị bỏng ở đầu sẽ bị nặng hơn.
Vùng Giải Phẫu
1 tuổi
5 tuổi
10 tuổi
15 tuổi
. Đầu + Mặt + Cổ
. Đùi (hai bên)
. Cẳng chân (hai bên)
17
(- 4) = 13
(- 3) = 10
(- 4) = 13
(+ 3) = 16
(+ 1) = 12
(- 3) = 10
(+ 2) = 18
(+ 1) = 12
(- 2) = 8
(+ 1) = 19
(+ 1) = 13
Có thể dùng chỉ số Frank để tiên lượng bỏng: Cứ 1% diện bỏng nông là 1 đơn vị, 1% diện bỏng sâu là 3 đơn vị. Khi chỉ số Frank từ 30 – 70 là sốc nhẹ. Chỉ số Frank 70-100 là sốc vừa, từ 110 trở lên là sốc nặng và rất nặng.

ẢNH HƯỞNG VÀ BIẾN CHỨNG
Bệnh bỏng được xác định khi diện bỏng từ 10-15% diện tích cơ thể trở lên hoặc khi có bỏng sâu (từ 3-5% diện tích trở lên). Chấn thương bỏng gây các rối loạn chức năng toàn thân và các biến đổi bệnh lý xuất hiện có tính chất quy luật từ khi bị bỏng cho đến khi khỏi hoặc chết.
+ Bỏng lan rộng độ 1: gây đau, bồn chồn, nhức đầu, sốt nhưng không nguy hiểm.
+ Bỏng độ 2 hoặc 3 trên 10% diện tích da, có thể bị sốc, mạch tăng, huyết áp hạ do cơ thể mất một lượng lớn dịch chứa Protein ở vùng bỏng. Sốc có thể gây chết nếu không điều trị kịp thời bằng bù dịch.
Khi bị bỏng, da không thể bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng được nữa. Nhiễm trùng vùng da bị bỏng rộng có thể gây biến chứng chết người.
Bị bỏng mắt, cần xử trí kịp thời để bảo vệ mắt. Ngay sau khi bị bỏng, cần rửa mắt nhiều lần bằng nước lạnh sạch, vô khuẩn, sau đó gửi đến chuyên khoa mắt.

ĐIỀU TRỊ
+ Bỏng Nhẹ:
. Nhúng vùng bị bỏng vào vòi nước lạnh ngay lập tức.
. Hoặc đắp chỗ bỏng bằng gạc (khăn tay hoặc khăn tắm) thấm nước lạnh cho đến khi bớt đau.
. Tháo hết các đồng hồ, vòng đeo tay, nhẫn, dây thắt lưng hoặc quân áo chật tại vùng bị bỏng trước khi chỗ bỏng sưng lên.
. Băng lại bằng gạc sạch (vô trùng).
+ Bỏng Nặng:
. Nếu quần áo nạn nhân đang cháy, dội nước lên nạn nhân, hoặc trùm khăn lên nạn nhân và đặt nằm dưới đất.
. Không nên cởi quần áo đã dính vào vết thương, nhưng phải che vùng bỏng lại bằng quần áo sạch, khô, không có bụi, bông để tránh nhiễm trùng.
. Cắt lọc bỏ da đã bị nát cho vết bỏng vừa sạch vừa gọn.
. Cho bệnh nhân bỏng mặc quần áo nhẹ, vô trùng hoặc không mặc gì để vết bỏng dễ khỏi. Cố gắng giữ da sạch sẽ, cách ly bệnh nhân.
Dùng một trong các bài thuốc sau:

1.BẠCH MẬT (MẬT ONG TRÀNG) TRỊ BỎNG.
Bị bỏng lửa hay dầu dùng bạch mật bôi vào chỗ bị bỏng rất có hiệu quả.

2.ĐỊA PHÙ DUNG TRỊ BỎNG NƯỚC VÀ LỬA
Lấy lá Địa Phù Dung nghiền thành bột bôi vảo chỗ bỏng. Cũng có thể dùng lá tươi giã nát bôi vào chổ bỏng.

3.DƯA CHUỘT TRỊ BỎNG NƯỚC, BỎNG LỬA.
Vào ngày mồng 5 tháng 5 hái dưa chuột cho vào bình kín, treo dưới hiên, lấy nước xoa vào chỏ bỏng. Cũng có thể trực tiếp ép lấy nước dưa chuột để bôi vào chỗ bị bỏng.

4.BẠCH LIM TRỊ BỎNG.
Nếu bị bỏng nước hoặc bỏng lửa, dùng bột bạch liễm để bôi.

5.BẠCH CẬP TRỊ BỎNG.
Có thể dùng bột bạch cập hoà với dầu để bôi chỗ bỏng.

6.TRẮC BÁCH DIỆP TRỊ BỎNG.
Giã nát lá Trc Bách để bôi vào chỗ bỏng, 2-3 ngày sau sẽ khỏi.

7.NGÕA TÙNG TRỊ BỎNG.
Lấy lá Ngoã tùng, giã ra bôi lên chỗ bị bỏng. Những lá khô nghiền thành bột, rắc bên ngoài.

8.LÒNG TRẮNG TRỨNG TRỊ BỎNG.
Lấy lòng trắng trứng gà hoà với rượu để rửa vết bỏng, rửa thường xuyên sẽ có tác dụng làm sinh cơ. Nên kiêng thức ăn gây dị ứng. Có thể dùng lòng trắng trứng sống bôi vết bỏng cũng được.

PHÒNG BỎNG VÀ ĐIỀU DƯỠNG
- Tuyên truyền giáo dục mọi người chú ý những nguyên nhân gây bỏng, có biện pháp đề phòng, nhất là đối với trẻ em.
- Theo dõi thân nhiệt, mạch, huyết áp hằng ngày.
- Bệnh nhân nặng phải nằm drap vô khuẩn, giường mềm và luôn thay đổi tư thế.
- Chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng và chú ý chống nhiễm khuẩn.

Xem thêm các bài viết Đẹp Từ Thiên Nhiên tại www.lamdeptuthiennhien.info

Nhận xét

Có thể bạn quan tâm