Đẹp Từ Thiên Nhiên - Dâu tây có tên khoa học Fragaria vesca L., thuộc họ Hoa hồng (Rosa- ceae). Cây thân thảo sống dai; thân bò lan trên mặt đất. Lá kép thường có 3 lá chét khía răng, lá kèm hẹp, hoa trắng, 5 tiếu đài, 5 lá đài màu trắng, hình hơi tròn hay bầu dục ngược, cành hoa 5 nhị nhiều. Bao hoa và nhị mọc ở mép đế hoa hình chén. Đáy chén có một cột lồi mang nhiều lá noãn rời; mỗi lá noãn chứa 1 noãn. Quả bế tụ tập trên trục đế hoa to ra và mọng nước tạo thành khối màu đỏ.
Dâu tây và sắc đẹp |
Dâu tây (wild strawberry) là cây có nguồn gốc ở châu Âu và một số nước vùng ôn đới châu Á. Được trồng để lấy quả ăn và dùng lá, quả đế làm thuốc. Thu hoạch khoảng tháng 3-6. Ở châu Âu thời Trung cổ, người ta đã sử dụng dâu tây làm thực phẩm giúp làm mát gan, mát máu, giảm đau dạ dày. Lá dùng chữa tiêu chảy, rễ sắc ngâm chữa đau
Loại quả này chứa nhiều chất bổ hơn cả cà chua, quả kiwi, hay cải bông xanh, những loại thực phẩm nổi tiếng có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người ưa dùng. Trong quả dâu tây có chứa các chất oxy hóa nhiều gấp 10 lần quả cà chua.
Trong dâu tây có nhiều loại muối khoáng quý và một chất cho phản ứng giống như “acide ethyl-salicylique”. Người ta biết bệnh phong thấp chữa trị bằng những sản phẩm “salicylique” (sát trùng và chống viêm), nhưng những sản phẩm lấy từ những hóa chất đều có hại cho gan và máu. Trái lại, cũng những sản phẩm này, nếu lấy từ cây cỏ thiên nhiên, hiện diện ở trạng thái sống, trong rau quả, có hiệu lực lớn hơn và không độc hại.
Người mắc bệnh phong thấp nên dùng dâu tây hơn là dùng các thứ thuốc bằng hóa chất.
Người ta cũng biết dâu tây làm giảm lượng “acide urique” trong nước tiểu, tăng cường các đặc tính miễn dịch tự nhiên và những cơ chế tự vệ.
Dâu tây, nhờ những muối khoáng sẵn có, tác dụng rất tốt trong nhiều trường hợp, nhất là đối với bệnh lao và những bệnh thiếu chất khoáng.
Dâu tây cũng có dược chất chống ung thư. Chất đường thuần túy trong dâu tây rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường.
Dâu tây cũng có tác dụng hữu ích đối với chức năng gan và hệ thần kinh.
Dâu tây tươị mới hái hàm lượng vitamin c và đường fructose đều rất cao, trong đó hàm lượng chất khoáng như K, Na, Fẹ.. cũng rất phong phú, vì vậy ăn nhiều dâu tây giúp thúc đẩy chuyển hóa các chất trong cơ thể, làm máu huyết lưu thông, đồng thời có tác dụng trấn tĩnh an thần.
Với người hút thuốc lá hay người hít khói thuốc lá thụ động, các acid hữu cơ có trong dâu tây có hiệu quả giảm nhẹ tác hại của thuốc lá đối với cơ thể. Người hút thuốc lá ngậm quả dâu trong miệng, cơn nghiện thuốc cũng sẽ giảm đi ít nhiều.
Theo nghiên cứu cho thấy, chất íìsetin là một loại chất flavonnoid tự nhiên được tỉm thấy trong quả dâu tây và một số loại hoa quả và rau xanh khác có khả năng kích thích đường dẫn tín hiệu làm tăng cường trí nhớ, chất này đảm nhiệm chức năng trong hoạt động chống lại sự oxy hóa được tìm thấy trong nhiều thực vật với khả năng bảo vệ các nơron thần kinh đồng thời tạo ra các mối liên kết mới giữa những nơron thần kinh.
Dâu tây thường được dùng để ăn tươi, chế rượu, xiro, làm thuốc, làm mặt nạ bảo vệ da.
Chat pectin có khá nhiều ừong dâu tây không được hấp thụ vào cơ thể. Nhưng nó có tác dụng giữ nước, kích thích ra nhiều dịch vị và tăng cường sự co bóp của một, trợ giúp cho đại tiện dễ dàng, loại trừ cholesterol và kim loại nặng dư thừa, có tác dụng nhất định đối với việc điều trị bệnh mạch vành, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, táo bón, suy nhược cơ thể, thiếu máu...Do chất pectin trong dâu tây giúp giảm lượng choles-terol máu, giảm lượng calo do cơ thể hấp thu nên còn phòng chống được béo phi.
Ở châu Âu, quả dâu tây thường được dùng làm thức ăn lợi tiểu, hạ nhiệt và phụ trợ trong việc điều trị lao, tê thấp, thống phong, cao huyết áp.
Một công dụng của dâu tây thường được áp dụng nhất là làm mặt nạ để bảo vệ và nuôi dưỡng cho các loại da thường và da khô rất tốt.
Từ lâu, người ta đã biết bôi dâu tây để làm đẹp da, trị mụn trứng cá, diệt một số nấm ký sinh ở da và điều trị được một số trường hợp viêm da đơn giản. Phụ nữ Nhật Bản đã sử dụng dâu tây để làm cho da bớt bị ăn nắng và làm cho trắng da bằng cách sau: cắt đôi quả dâu tây rồi chà lên da (sau khi đã tắm rửa sạch sẽ), hoặc nghiền nát quả dâu tây chín rồi bôi lên da.
Cần lưu ý là khi bạn có làn da mẫn cảm dị ứng với dâu tây thì lúc bôi lên da có thể gây mẩn ngứa ở da và các dấu hiệu dị ứng bất thường khác. Cho nên phải cẩn thận dùng thử từng ít một.
Nước ép dâu tây
Dâu tây tươi lOOgr, Xirô 1 muỗng cà phê. Nước cốt chanh 1 muỗng cà phê. Nước sôi để nguội 1/2 ly. Muối 1 ít.
Cho dâu vào máy ép để lấy nước cốt dâu. Hòa nước cốt dâu với nước, xirô, nước cốt chanh, muối rồi khuấy đều. Đổ ra ly, trang trí bằng 1 trái dâu tươi.
Sinh tố dâu tây
Dâu tươi xắt nhỏ lOOgr. Xirô 1 muỗng cà phê. Nước cốt chanh 1 muỗng cà phê. Nước sôi để nguội 1/2 ly.
Cho hỗn hợp trên vào máy xay nhuyễn. Đổ ra ly và trang trí bằng 1 trái dâu tươi.
MỘT SỐ THỨC UỐNG BẨNG DÂU TÂY:
Trong mùa dâu tây, nên ăn dâu tây một cách đều đặn mỗi ngày để có được hiệu quả tốt, rõ ràng. Buổi sáng, để bụng đói, ăn dâu tây có nhiều hiệu quả hon. Mỗi ngày, mỗi người có thể ăn trung bình 500g.
Cũng có thể dành riêng một ngày trong một tuần, chỉ ăn toàn dâu tây không thôi, đừng cho đường hay kem vào, hoặc có thể chế biến những thức uống như trình bày dưới đây để dùng thường xuyên.
Dâu tây đường phèn:
Dâu tươi lOOg, đường phèn 30g.
Dâu tây xay nhuyễn, trộn thêm lOOml nước chín nguội rồi lọc lấy nước, đường phèn giã nhuyễn, đổ vào nước quả.
Thức uống này bổ phổi trị ho, thích hợp dùng cho chứng bệnh lâu ngày không lành như miệng lưỡi khô chát, ho khan không đàm.
Nước nấu dâu tây, bưởi:
Dâu tươi 200g, bưởi tươi 100g, thêm đường trắng lOOg, nước 0.5 lừ. Nấu 3 phút bằng lửa mạnh kể từ lúc sôi, uống khi để nguội.
Thức uống này thích hợp dùng cho chứng chán ăn, rối loạn chức năng tiêu hóa.
Rượu dâu tây:
Dâu tươi 0.5 kg, rượu gạo 400ml. Dâu tây rửa sạch giã nhuyễn, vắt lấy nước pha vào rượu gạo, sau 1 ngày đậy kín thì dùng, ngày uống 3 lần, mỗi lần 20ml.
Bạn có thế chế rượu dâu tây theo cách sau:
Dâu tây chỉn 1 kg, đường cát trắng 1 kg, rượu trắng 1 lít. Nghiền nát quả dâu tây tươi. Nấu sôi nước xirô đường (400ml nước nấu với lkg đường) hớt bỏ bọt, để nguội, đổ vào trộn đều với dâu tây nghiền. Lọc qua vải thưa để lấy nước cốt. Thêm vào 1 lít rượu trắng, vô đầy chai và nút kín.
Món rượu này có công hiệu bồi bổ cơ thể, dùng chữa các chứng suy nhược do bệnh lâu ngày, suy dinh dưỡng, gầy ốm thiếu máu, v.v...
Dâu tây bơ kem:
Dâu tươi 250g, bơ kem 50ml. Dâu tây trộn với 100g đường trắng, nặn bơ kem lên dâu.
Món này giúp bồi bổ dưỡng huyết, tạo thể dịch chống khô, dưỡng tâm an thần. Thích hợp dùng cho người thân thể ốm gầy, miệng khô khát nước, đại tiện khô táo, suy nhược thần kinh, mất ngủ, mộng nhiều và táo bón do thói quen... Người khỏe mạnh thường dùng sẽ giúp cường tráng thân thể, da hồng hào, chống lão suy, là món ăn tốt cho sắc đẹp và bảo vệ sức khỏe người cao tuổi.
Cocktail dâu tây chống mụn, làm sáng da:
8 quả dâu tây, một quả kiwi, một chén nước ép dứa tươi.
Đánh nhuyễn hoặc xay dâu tây cùng kiwi, sau đó hòa nước dứa ép để uống. Tuy cocktail dâu tây không tác động trực tiếp lên da nhưng các nhà khoa học cho rằng nó phát huy tác dụng trị mụn và làm đẹp da tốt hơn sau khi được cơ thể hấp thụ hoàn toàn.
Lương y Hạnh Lâm